Một số trung tâm có thể yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vì muốn giáo viên dạy lâu dài. Song, khá nhiều nơi chấp nhận cho giáo viên dạy "chui" và không cần yêu cầu gì cả: Không bài kiểm tra đầu vào, không nhắc nhở hay phê bình.
Nhiều trung tâm cũng không quan trọng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên. Nếu dạy chuyên về IELTS, họ chỉ cần có chứng chỉ cao; về giao tiếp cần khả năng nghe nói.
Theo trưởng phòng này, phần lớn cách học tiếng anh cho trẻ em đều được thiết lập đặc biệt và phụ huynh tìm kiếm qua các kênh trực tuyến. Khi đến cơ sở, họ ít khi hỏi xem trung tâm có được cấp phép không, chứng chỉ sư phạm hay trình độ giảng viên thế nào?
“Học viên chỉ cần thấy giảng viên nói tiếng Anh như gió là tin lắm. Họ không quan tâm nhiều những thứ khác”, Hoàng Minh nói với Zing.vn.
Thậm chí, không ít giám đốc trung tâm là "tay ngang", không có bằng đại học, không có khả năng giảng dạy chương trình học tiếng anh. Họ thuê bằng cử nhân hoặc thạc sĩ sư phạm của một số người làm giám đốc trung tâm.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, cả 3 cơ sở của MST English đều chưa đăng ký giấy phép hoạt động. Thời gian qua, MST English hoạt động chủ yếu theo hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ học tập thông qua tài khoản Facebook cá nhân.
Địa điểm hoạt động của cả 3 cơ sở này đều đặt tại các nơi khuất, ở khu vực sâu của toà nhà, diện tích nhỏ theo quy mô văn phòng; không có biển hiệu của doanh nghiệp.
Cũng theo Hoàng Minh, trung tâm lớn đều có giấy phép hoạt động nhưng thường bị hết hạn, hoặc chỉ có ở cơ sở chính, chi nhánh không có. Nhiều trung tâm nhỏ không có giấy phép, hoạt động dưới dạng ẩn danh là câu lạc bộ tiếng Anh.
Phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ nào cũng có mánh khóe riêng. Đơn vị lớn thường không dám lừa đảo vì sợ học viên bóc phốt, kiện tụng. Họ chỉ có mánh khóe để chiêu mộ học viên rồi nghĩ ra hợp đồng cam kết nếu không đạt được trình độ nhất định sẽ hoàn lại tiền. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ để cho có, hoặc được lập theo hướng không có hiệu lực. Người học thường không chú ý việc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét