Đặc điểm chung là cả hai giao tiếp tiếng Anh rất tốt và không gặp vấn đề gì. Sabrina thì phát âm đặc biệt hay, chuẩn và rõ ràng. Sau này, gặp nhiều người Đức khác, mình thấy tiếng Anh của họ đều rất tốt. Điều này làm mình tò mò về cách họ đào tạo tiếng Anh ở trường học. Lần mò trên mạng, mình tìm được bài viết tương đối ngắn gọn của một học sinh Đức về hệ thống giáo dục nước này.
Trẻ em Đức bắt đầu học tiếng Anh từ trường tiểu học, thường là từ lớp 2. Trẻ được học kiến thức đơn giản như giới thiệu bản thân, nói về thời tiết, chỉ đường... Ví dụ, trẻ em nghe băng miêu tả John trông thế này, Jack trông thế kia... rồi khớp với các hình ảnh giáo viên đưa cho. Nói chung, học tiếng Anh ở trình độ này rất đơn giản và "thư giãn".
Lên đến cấp 2, trường học ở Đức được chia thành 3 loại. Những học sinh xuất sắc (với điểm trung bình A, B) vào Gymnasium, trong khi học sinh kém hơn vào hệ Realschule và Hauptschule. Chỉ học sinh học hệ Gymnasium mới có thể vào học đại học.
Khi vào được hệ Gymnasium, học sinh thực sự học tiếng Anh từ lớp 5. Những kiến thức cơ bản như phát âm tiếng Anh và ngữ pháp được đưa vào giảng dạy.
Từ lớp 5 đến lớp 7, học sinh được học tiếng Anh Anh (về cách phát âm và cách viết). Sau đó, từ lớp 8 các em học tiếng Anh Mỹ.
Trong 3 năm đầu, giáo viên chủ yếu sử dụng tiếng Đức khi giảng bài và giải thích bài tập, nhưng từ lớp 8 trở đi, giáo viên tiếng Anh sẽ chỉ nói tiếng Anh với học sinh. Điều này giúp các em rất nhiều trong nghe, nói và hiểu tiếng Anh.
Giáo viên tiếng Anh ở Đức có trình độ, rất nhiều trong số họ đến từ Anh và Mỹ.
Trẻ em Đức bắt đầu học tiếng Anh từ trường tiểu học, thường là từ lớp 2. Trẻ được học kiến thức đơn giản như giới thiệu bản thân, nói về thời tiết, chỉ đường... Ví dụ, trẻ em nghe băng miêu tả John trông thế này, Jack trông thế kia... rồi khớp với các hình ảnh giáo viên đưa cho. Nói chung, học tiếng Anh ở trình độ này rất đơn giản và "thư giãn".
Lên đến cấp 2, trường học ở Đức được chia thành 3 loại. Những học sinh xuất sắc (với điểm trung bình A, B) vào Gymnasium, trong khi học sinh kém hơn vào hệ Realschule và Hauptschule. Chỉ học sinh học hệ Gymnasium mới có thể vào học đại học.
Khi vào được hệ Gymnasium, học sinh thực sự học tiếng Anh từ lớp 5. Những kiến thức cơ bản như phát âm tiếng Anh và ngữ pháp được đưa vào giảng dạy.
Từ lớp 5 đến lớp 7, học sinh được học tiếng Anh Anh (về cách phát âm và cách viết). Sau đó, từ lớp 8 các em học tiếng Anh Mỹ.
Trong 3 năm đầu, giáo viên chủ yếu sử dụng tiếng Đức khi giảng bài và giải thích bài tập, nhưng từ lớp 8 trở đi, giáo viên tiếng Anh sẽ chỉ nói tiếng Anh với học sinh. Điều này giúp các em rất nhiều trong nghe, nói và hiểu tiếng Anh.
Giáo viên tiếng Anh ở Đức có trình độ, rất nhiều trong số họ đến từ Anh và Mỹ.
Học sinh được học ngữ pháp bài bản, nhằm hỗ trợ kỹ năng đọc hiểu. Lên đến lớp 8, học sinh đọc những tài liệu tương đương với tài liệu đọc hiểu của học sinh Mỹ ở lớp 6. Nếu học sinh không chăm chỉ và tập trung trên lớp, sẽ rất khó để theo kịp chương trình, nhưng hầu hết học sinh Đức nghiêm túc trong học tập.
Thông tin nói trên được lược dịch từ một bài viết hoàn toàn bằng tiếng Anh của một học sinh lớp 8 (14 tuổi) người Đức. Bài viết ngắn gọn, rõ ràng và hệ thống.
So sánh với hệ thống giáo dục tiếng Anh hiện nay của Việt Nam, mình thấy có ba sự khác biệt lớn.
Thứ nhất là chương trình học bài bản, trẻ em làm quen với tiếng Anh rất nhẹ nhàng ở cấp 1; học bài bản về phát âm tiếng Anh, ngữ pháp (nền tảng) khi mới vào cấp 2; học nghe, nói, đọc viết bài bản các năm sau đó.
Trong khi đó, giáo dục Việt Nam tập trung vào ngữ pháp. Kỹ năng đọc, viết ít được giới thiệu; trong khi kỹ năng nghe - nói gần như bị xem nhẹ. Phát âm tiếng Anh - môn học nền tảng của giao tiếp tiếng Anh không được dạy trong nhà trường.
Nguồn: Thế giới tiếng anh của tôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét