Trung tâm ngoại
ngữ Hà Nội. Mới đây nhất, vấn đề cho trẻ học ngoại ngữ từ lúc mới biết đi
khiến cha mẹ đau đầu và phải nhờ cậy đến các chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em vì
đã có trường hợp trẻ bị chậm nói và rối loạn ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ
hai.
Chị Thục (Hai Bà Trưng,
Hà Nội) kể, ông bà nội ở nhà trông cháu, suốt ngày than phiền thằng cu hơn hai
tuổi rồi mà không biết gọi khi cần đi vệ sinh, toàn bậy ra quần. Bản thân vợ
chồng chị Thục thì thấy con hay nói, nhưng cả nhà không ai hiểu gì. Mãi tới lúc
nhà tâm lý kết luận: cháu nói tiếng Anh thay vì tiếng Việt như bạn bè cùng lứa,
anh chị mới ngớ người.
Trung tâm ngoại
ngữ Hà Nội: Theo chuyên gia tư vấn và điều trị tâm lý trẻ, việc bé giao tiếp
như thế gây khó hiểu rất nhiều vì ngay cả đến chuyên gia cũng không hiểu bé nói
gì. Nhưng nghe thật kỹ, anh nhận ra, mỗi lần thầy hỏi, thay vì nói không, có
thì cháu nói "no" hay "yes", rồi thi thoảng bé vừa ngồi
nghịch vừa nói rất nhanh những câu như "Fish is swimming" (cá đang
bơi); "This is a cat" (đây là con mèo)... khi thầy vẽ con cá,
con mèo.
Hỏi ra, bố mẹ cháu chia
sẻ, anh chị bận công việc nên ít có thời gian nói chuyện với con. Ở nhà, anh
cháu đang học tiểu học, hay mở kênh hoạt hình tiếng anh, nghe bài hát rồi
viết các từ tiếng Anh bằng giấy nhớ dán khắp nhà để học.
"Chúng tôi cũng
không ngờ con lại học nhanh thế. Không biết nên mừng hay nên lo. Giờ cả nhà
không thể nói chuyện với cháu. Bố mẹ phải học tiếng Anh để dạy lại con tiếng
Việt", phụ huynh chia sẻ.
Là người từng muốn dạy ngoại ngữ sớm cho con, chị Tuyết (khu đô
thị Mỹ Đình, Hà Nội) giờ lại mong con thay vì nói tiếng Anh thì nói tiếng Việt
với mẹ.
Chị Tuyết kể, vợ chồng
chị đều làm việc với công ty nước ngoài nên rất muốn con cũng giỏi ngoại ngữ.
Anh chị đã cho bé làm quen với tiếng Anh từ khi vừa chào đời bằng những bài hát
nhẹ nhàng. Khi con lớn hơn, hằng ngày bé được nghe nhạc nước ngoài, xem phim
nói tiếng Anh, chơi các trò chơi trên Ipad của mẹ với phông chữ tiếng Anh...
Hơn 1 tuổi, trong khi
các bạn cùng lứa đã bập bẹ những từ đơn, thì bé rất ít nói, người lớn hỏi gì
cũng biết nhưng không nói, không trả lời. Rồi những từ đầu tiên bé phát ra
không phải là "bà", "mẹ" mà là "no"
"apple", "easy"... Khi muốn gì, bé không nói bằng tiếng
Việt mà nói tiếng Anh, hoặc dắt tay người lớn đến lấy cho thứ mình thích. Đói
bé kêu "hangry", muốn đi ra ngoài bé bảo "go out"...
Thạc sĩ Nguyễn Đức
Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT cho biết, nơi đây từng điều trị
rối loạn ngôn ngữ cho một số trẻ chỉ nói được tiếng Anh mà không nói được tiếng
mẹ đẻ khi đang tuổi học nói.
Theo nhà tâm lý, với trẻ tuổi học nói, cùng là cái bút, lúc gọi
là "bút", lúc bảo "pen", trẻ sẽ không hiểu, dần dần bị rối.
Ở lứa tuổi này, cần dạy đồ thật, để trẻ biết rõ, hiểu rõ rồi mới dạy tới ngoại
ngữ hay hình tượng. Bởi khi chào đời, với trẻ, ngôn ngữ bằng không. Trẻ học
tiếng Việt không khác gì học ngoại ngữ. Nếu đặt nền tảng tiếng Anh trước, thì
tiếng Việt sẽ trở thành "ngoại ngữ" với trẻ.
Với các bé này, việc dạy lại tiếng Việt cho các em khá vất vả và
mất nhiều thời gian.
Nếu trẻ ở với người nước
ngoài, sống ở môi trường khác, sẽ không có vấn đề gì. Nhưng khi sống cùng bố mẹ
người Việt, xung quanh là người Việt, sau này đi học với bạn bè nói tiếng Việt,
viết tiếng Việt... thì lại là bất thường. Hãy dạy con biết nói tiếng Việt, mọi
người trong nhà giao tiếp hằng ngày, củng cố thường xuyên giúp con nhớ lâu, sau
đó muốn dạy ngoại ngữ, hoàn toàn chưa muộn.
Trung tâm ngoại
ngữ Hà Nội: Như vậy, thay vì cố gắng ép buộc trẻ em từ quá sớm, phụ huynh
có thể nghiên cứu lại về những gì mình muốn cho trẻ làm nền tảng. Nếu có thể,
hãy để trẻ bắt đầu từ tiếng mẹ đẻ những năm đầu chập chứng tập đi và bắt đầu
hành trình học ngoại ngữ từ 4 tuổi trở đi. Ban nghĩ thế nào về điều này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét