Nên dạy bé học tiếng Anh bắt đầu từ mấy tuổi? Mình khuyên nên cho các bé giỏi tiếng Việt trước đã vì những lý do sau:
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ nền tảng, là hệ quy chiếu khi các em học tiếng Anh hay ngôn ngữ thứ hai/L2.
2. Những gì các em học được ở L1/tiếng Việt sẽ là kiến thức nền (background knowledge) tuyệt vời khi học L2/tiếng Anh cũng như những kiến thức học thuật khác của tiếng Anh. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định việc kiến thức ở tiếng Việt sẽ chuyển đổi và ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận và học tiếng Anh. Tức là học tiếng Việt và kiến thức bằng tiếng Việt giỏi thì việc học tiếng Anh/L2 và kiến thức bằng L2 cũng dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều.
Trước đây có một trào lưu coi thường tiếng mẹ đẻ/L1, coi việc biết L1 là cản trở đối với việc học và tiếp nhận tiếng Anh/L2. Nhưng trào lưu này đã lỗi thời, kết thúc từ lâu vì bị coi là sai lầm, bị phản bác với nhiều nghiên cứu khoa học.
3. Ở Mỹ, những ai là L1 advocates/supporters (ủng hộ việc giữ và học L1/tiếng mẹ đẻ) thì luôn nhắc các em và bố mẹ học sinh nhập cư vào Mỹ phải giữ tiếng mẹ đẻ ở nhà, đọc truyện hay giao tiếp bằng mẹ đẻ với các em ở nhà. Ở trường học, mấy cô giáo dạy ESL ngày nào cũng nhấn mạnh điều này.
4. Biết thêm một thứ tiếng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của các em. Và nhất là mình ở Việt Nam thì tội gì không để các em học và thỏa sức vẫy vùng bằng tiếng mẹ đẻ. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, biết thêm nhiều ngôn ngữ và biết giỏi thì càng tốt. Hơn nữa biết đâu về sau, với đà tăng trưởng của châu Á như hiện nay, tiếng Việt lại có nhu cầu cao.
5. Đừng lo áp lực cạnh tranh hay sợ qua mất độ tuổi/giai đoạn vàng để học tiếng Anh/L2. Lứa tuổi lý tưởng theo nhiều nghiên cứu khoa học là trước khi các em dậy thì (reach their puberty), tức là trước khi 12-15 tuổi. Theo mình độ tuổi tốt nhất để các em bắt đầu là sau lớp 2, trước lớp 5, tức là 7- 10 tuổi. Lúc đó các em đã đọc thông viết thạo tiếng Việt, đã có những kiến thức nền nhất định.
Kiến thức nền rất quan trọng vì ELL/ESL students khi sang học tập ở môi trường tiếng Anh thường yếu về ngôn ngữ học thuật (Cognitive Academic Language Proficiency - CALP). Các em thường đuổi kịp ngôn ngữ giao tiếp hội thoại hàng ngày (Basic Interpersonal Communication Skills - BICs) chỉ trong 1-2 năm, nhưng phải mất 5-7 năm để theo kịp và có ngôn ngữ học thuật. Thế nên nếu giỏi kiến thức bằng tiếng Việt thì khoảng cách và cơ hội có ngôn ngữ học thuật sẽ nhanh hơn.
6. Cuối cùng thì mình dẫn chứng chính trường hợp của mình. Mình bắt đầu học tiếng Anh lúc cuối lớp 4, đầu lớp 5, là "nạn nhân" của phương pháp dạy bằng ngữ pháp (Grammatical or Grammar/Translation method) mà thế giới đã cho vào dĩ vãng từ lâu. Về sau, mình may mắn có môi trường sử dụng tiếng Anh hay L2 nên cũng ổn. Thế nên các ông bố bà mẹ người Việt đừng lo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay tha hồ có nhiều nguồn tài liệu, thông tin bùng nổ, các con sẽ nhanh chóng và dễ dàng có cơ hội học tiếng Anh hay L2.
Hy vọng mình đã đủ lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người đừng cho các con học tiếng Anh sớm quá.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ nền tảng, là hệ quy chiếu khi các em học tiếng Anh hay ngôn ngữ thứ hai/L2.
2. Những gì các em học được ở L1/tiếng Việt sẽ là kiến thức nền (background knowledge) tuyệt vời khi học L2/tiếng Anh cũng như những kiến thức học thuật khác của tiếng Anh. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định việc kiến thức ở tiếng Việt sẽ chuyển đổi và ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp nhận và học tiếng Anh. Tức là học tiếng Việt và kiến thức bằng tiếng Việt giỏi thì việc học tiếng Anh/L2 và kiến thức bằng L2 cũng dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều.
Trước đây có một trào lưu coi thường tiếng mẹ đẻ/L1, coi việc biết L1 là cản trở đối với việc học và tiếp nhận tiếng Anh/L2. Nhưng trào lưu này đã lỗi thời, kết thúc từ lâu vì bị coi là sai lầm, bị phản bác với nhiều nghiên cứu khoa học.
3. Ở Mỹ, những ai là L1 advocates/supporters (ủng hộ việc giữ và học L1/tiếng mẹ đẻ) thì luôn nhắc các em và bố mẹ học sinh nhập cư vào Mỹ phải giữ tiếng mẹ đẻ ở nhà, đọc truyện hay giao tiếp bằng mẹ đẻ với các em ở nhà. Ở trường học, mấy cô giáo dạy ESL ngày nào cũng nhấn mạnh điều này.
4. Biết thêm một thứ tiếng có lợi cho sự phát triển trí tuệ của các em. Và nhất là mình ở Việt Nam thì tội gì không để các em học và thỏa sức vẫy vùng bằng tiếng mẹ đẻ. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, biết thêm nhiều ngôn ngữ và biết giỏi thì càng tốt. Hơn nữa biết đâu về sau, với đà tăng trưởng của châu Á như hiện nay, tiếng Việt lại có nhu cầu cao.
5. Đừng lo áp lực cạnh tranh hay sợ qua mất độ tuổi/giai đoạn vàng để học tiếng Anh/L2. Lứa tuổi lý tưởng theo nhiều nghiên cứu khoa học là trước khi các em dậy thì (reach their puberty), tức là trước khi 12-15 tuổi. Theo mình độ tuổi tốt nhất để các em bắt đầu là sau lớp 2, trước lớp 5, tức là 7- 10 tuổi. Lúc đó các em đã đọc thông viết thạo tiếng Việt, đã có những kiến thức nền nhất định.
Kiến thức nền rất quan trọng vì ELL/ESL students khi sang học tập ở môi trường tiếng Anh thường yếu về ngôn ngữ học thuật (Cognitive Academic Language Proficiency - CALP). Các em thường đuổi kịp ngôn ngữ giao tiếp hội thoại hàng ngày (Basic Interpersonal Communication Skills - BICs) chỉ trong 1-2 năm, nhưng phải mất 5-7 năm để theo kịp và có ngôn ngữ học thuật. Thế nên nếu giỏi kiến thức bằng tiếng Việt thì khoảng cách và cơ hội có ngôn ngữ học thuật sẽ nhanh hơn.
6. Cuối cùng thì mình dẫn chứng chính trường hợp của mình. Mình bắt đầu học tiếng Anh lúc cuối lớp 4, đầu lớp 5, là "nạn nhân" của phương pháp dạy bằng ngữ pháp (Grammatical or Grammar/Translation method) mà thế giới đã cho vào dĩ vãng từ lâu. Về sau, mình may mắn có môi trường sử dụng tiếng Anh hay L2 nên cũng ổn. Thế nên các ông bố bà mẹ người Việt đừng lo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay tha hồ có nhiều nguồn tài liệu, thông tin bùng nổ, các con sẽ nhanh chóng và dễ dàng có cơ hội học tiếng Anh hay L2.
Hy vọng mình đã đủ lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người đừng cho các con học tiếng Anh sớm quá.
Nguồn: Thế giới tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét