Ngày nay, tầm quan trọng của Anh ngữ trong đời sống đã được hầu hết các bậc phụ huynh khẳng định và có những kế hoạch thiết thực trong việc định hình việc học ngoại ngữ cho con ngay từ nhỏ.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn về lứa tuổi bắt đầu học tiếng Anh. Không ít phụ huynh cho rằng nên cho con biết đọc, biết viết tiếng mẹ đẻ trước rồi bắt tay vào học anh văn giao tiếp thì sẽ tốt hơn. Phụ huynh lo lắng việc học song song hai ngôn ngữ dễ gây rối loạn ngôn ngữ cho các bé. Gia đình không thể theo sát tiến trình học tập của con, chưa rõ hết phương pháp day anh van giao tiep có phù hợp với con mình hay không... Ngoài ra, tâm lý của các bậc cha mẹ có con nhỏ là vẫn muốn các bé thoải mái vui chơi và tự do phát triển năng khiếu của mình, nếu cho bé học ngoại ngữ quá sớm thì sẽ lấy đi tuổi thơ của con.
Thời gian tốt nhất cho mọi người tiếp nhận ngoại ngữ và nói chuyện như một người bản ngữ là trước 7 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi.
Câu hỏi nên cho con học tiếng Anh ở độ tuổi nào được đặt ra từ lâu và đến nay dường như vẫn chưa có giải đáp thật sự thỏa đáng. Theo bà Helen Doren - nhà ngôn ngữ học người Anh, không bao giờ là sớm để bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Khi trẻ bước vào tháng thứ 4, trẻ có thể nhận biết tất cả các âm thanh chung quanh và bước vào tháng thứ 6, trẻ có thể phân biệt được đâu là ngoại ngữ và đâu là tiếng mẹ đẻ khi chúng nghe các âm thanh. Vào khoảng tháng thứ 10, trẻ con bắt đầu không quan tâm đến ngoại ngữ và chủ yếu tập trung lên thứ ngôn ngữ mà cha mẹ chúng đang nói. Điều đó giúp trẻ học tiếng mẹ đẻ nhanh hơn nhưng cũng làm cản trở việc học ngoại ngữ của trẻ. Bà nhấn mạnh: "Thời gian tốt nhất cho mọi người tiếp nhận ngoại ngữ và nói chuyện như một người bản ngữ là trước 7 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi".
Đối với trẻ nhỏ, cấu tạo của bộ não có khả năng thích nghi đặc biệt với ngôn ngữ, điều này cũng đã được Laura-Ann Petitto (nhà thần kinh học, Gallaudet University ở Washington), nhắc đến trong một công bố về nghiên cứu năm 2008.
Trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt, như việc nói ra những ngôn từ đầu tiên và học cách đọc sách. Và những đứa trẻ này hiểu được chúng có hai ngôn ngữ khác biệt nhau ngay từ ban đầu và chúng không bị lúng túng gì cả. Hiện tại, trẻ em nhiều quốc gia thường bắt đầu học nói tiếng Anh ở các nhà trẻ và bắt đầu học đọc và viết vào lúc 10 tuổi. Điển hình là tại Philippines, trẻ em ở đây được day anh van giao tiep song song tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh được người dân đất nước này sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và trong các văn bản hành chính.
Trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt, như việc nói ra những ngôn từ đầu tiên và học cách đọc sách.
Cũng theo đó, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Trưởng khoa giáo dục mầm non (ĐH Sư phạm TPHCM) cho biết thêm: "Nếu tiếp xúc đúng cách, thông qua giao tiếp, các trò chơi nhẹ nhàng và trẻ thật sự hứng thú là điều tốt. Còn học sai cách, mang tính nhồi nhép, ép buộc thì tuyệt đối không nên, ngay với cả tiếng Việt chứ chưa nói đến tiếng nước ngoài. Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0 - 11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ".
Như vậy, những người học ngoại ngữ từ nhỏ có khả năng đặc biệt để khi lớn lên có thể sử dụng ngoại ngữ đó thành thạo và lưu loát như tiếng mẹ đẻ và tạo nên một cụm từ được giới chuyên môn gọi là "ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai". Tuy nhiên, học ngoại ngữ cũng phải hợp lý và tùy theo khả năng, sở thích của từng trẻ để thiết kế lên những phương pháp giảng dạy phù hợp. Bởi các bé vẫn còn là những "mầm xanh", sự tập trung còn rất kém, nên quá trình tiếp xúc với một hay vài ngôn ngữ khác đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt giữa vui chơi và học tập, đặc biệt là không thể thiếu đi sự quan sát, theo dõi và tâm lý khéo léo từ ba mẹ và các cô tại trường mầm non.
Học ngoại ngữ phải hợp lý và tùy theo khả năng, sở thích của từng trẻ để thiết kế lên những phương pháp giảng dạy phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét