Một trong những lý do lớn nhất lý giải tại sao những người học ngoại ngữ không thể nói trôi chảy: Vì người đó không dành nhiều thời gian hoc tieng anh giao tiep. Nói – Giao tiếp dường như là một nội dung khó nhất trong quá trình học ngoại ngữ. Điều này cũng dễ hiểu thôi.
Tại sao việc hoc tieng anh giao tiep luôn gây nhiều khó khăn?
Trước tiên thì kỹ năng nói không phải là kỹ năng đơn giản. Để thể hiện được ý tưởng của mình, người nói phải kết hợp suy nghĩ của mình với “lưỡi, miệng, môi, hơi thở….”. Bạn cũng có thể không nhận ra được tính phức tạp của ngôn ngữ mẹ đẻ vì bạn đã nhận được ngôn ngữ đó khi bạn chỉ còn là đứa trẻ. Bạn trông thật long ngóng và vụng về khi cố gắng lựa chọn từ ngữ để nói. Bạn không chắc chắn rằng mình sẽ kết hợp các từ vựng riêng lẻ này như thế nào. Bạn cũng khó có thể có được sự nhuần nhuyễn của ngôn ngữ cơ thể chính xác như bạn muốn. Bạn thấy giao động và ngập ngừng khi muốn cất lên lời.
Một lý do nữa khiến người học cảm thấy miễn cưỡng khi nói ngoại ngữ, đó là vì họ sợ sai. Thực tế, rất nhiều người đối mặt với nỗi sợ này, chỉ khác là ở mức độ khác nhau. Nhiều nhà tâm lý học gọi đó là “nỗi lo thất bại”. Nếu bạn chú ý, nỗi lo này tồn tại ở khắp nơi. Do vậy, bạn phải làm thế nào để vượt qua nó? Ralph Waldo Emerson nói rằng “Hãy làm những điều bạn sợ, nỗi sợ là điều hiển nhiên thôi. “ Tôi đồng tình với quan điểm này, do vậy cứ cố gắng và nói thôi.
Thi thoảng, nhiều người không biết phải bắt đầu từ đâu. Có thể, họ không biết mình sẽ phải nói chuyện với ai và nói những gì. Ở Việt Nam, những ai học tiếng anh đều đối mặt với rào cản “môi trường nói” nơi mà họ thực hành các kỹ năng giao tiếp. Rất nhiều người đã chi nhiều tiền vào các khóa hoc tieng anh giao tiep đắt đỏ nơi nhiều người nước ngoài “được thuê về đơn giản chỉ để nói chuyện với người học.” Giờ, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này từng bước một, điều quan trọng là nếu bạn muốn hoc tieng anh giao tiep, bạn phải cố gắng cất tiếng dù bất cứ giá nào.
Vậy tôi cần bao nhiêu từ vựng để có thể nói tốt
Hầu hết người học đều cố gắng trì hoãn việc hoc tieng anh giao tiep của mình chỉ vì họ cảm thấy nền tảng từ vựng của mình thiếu thốn ví dụ như “ ngữ pháp của tôi yếu lắm”, “tôi chỉ biết vài từ thôi”… là một vài điều tương tự tôi vẫn thường nghe. Vấn đề là họ không thể xác định được họ mang trên mình lượng ngữ pháp hay từ vựng thế nào là “vừa đủ”. Do vậy, thực hành và cố gắng nói ngoại ngữ luôn là vấn được được trì hoãn và có thể là trì hoãn mãi mãi. Vậy, bạn thực sự cần lượng từ vựng như thế nào để nói được ngoại ngữ thành thạo.
Trên thực tế, để thể hiện được suy nghĩ của mình, bạn không nhất thiết phải biết quá nhiều từ vựng khác nhau. Bạn chỉ cần biết một lượng từ vừa đủ để nói ngoại ngữ. Nhưng lượng từ này không lớn như bạn đã từng nghĩ vì bạn có thể sử dụng một số từ nhiều lần để diễn tả các nội dung khác nhau. Tôi chưa từng đếm chính xác tôi thực sự đã sử dụng bao nhiều từ vựng bằng tiếng anh. Nhưng theo tôi ước tính, khi tôi nói chuyện với một đối tác nước ngoài, tôi sử dụng khoảng từ 600- 700 từ, dù đó là cuộc gặp mặt trực tiếp hay đó là cuộc trao đổi qua điện thoại. Nhưng, tôi có thể nói chuyện thành thạo khi giới thiệu về một dự án mới nhằm thương thảo hợp đồng.
Không cần quá nhiều từ vựng để có thể hoc tieng anh giao tiep tốt
Thực tế mà nói để đọc hay nghe một nội dung nào đó, bạn cần phải có một lượng từ vựng lớn hơn lượng từ vựng cần thiết cho kỹ năng nói. Đó là vì khi người bản địa viết một bài báo hay trao đổi trên truyền hình, họ có thiên hướng sử dụng một loạt các từ đồng nghĩa – điều đó khiến cho cuộc trao đổi của họ thêm hấp dẫn. Câu hỏi bạn có thể đặt ra là “ Nếu tôi học và biết khoản 3000 từ vựng lõi, vậy tại sao tôi chỉ sử dụng có được từ 6 -700 từ vựng?”. Câu trả lời nằm ngay ở đó thôi. Lỗ hổng giữa “hiểu” và “biết’ là lớn. Để giúp bạn thấy rõ, để “nhận diện” một từ vựng và để “biết cách sử dụng” một từ vựng thành thạo là hai vấn đề khác nhau. Đó là lý do tại nhiều người học ngoại ngữ có thể đọc và nghe tốt nhưng chẳng mấy tốt về nói – giao tiếp. Những tình huống như vậy chỉ ra rằng những người học đó có thể “nhận diện” một số lượng từ vựng nhất định, nhưng lại khó có thể sử dụng thành thạo những từ vựng đó. Họ thường khó “nắm bắt” được các từ vựng đó. Không may thay, hầu hết người hoc tieng anh giao tiep không nhận ra được vấn đề này vì họ không biết rằng mình có đủ số từ vựng cần sử dụng. kết quả là họ cố gắng học càng nhiều từ vựng càng tốt mà không biết rằng làm điều đó chỉ giúp họ nói chẳng mấy thành thạo cả. Khi tôi chia sẻ ý tưởng này với học viên của tôi, rất nhiều người đã nhận ra rằng lượng từ vựng họ có được là vừa đủ. Tôi không hề phóng đại sự việc khi tôi nói rằng” bản thân tiềm thức trong người học đã có thể nói ngoại ngữ rồi. Nếu bạn là một trong số họ, thật may mắn. bạn có thể nói thành thạo bằng cách thực hành một số kỹ thuật tôi sẽ nói ngắn gọn với bạn dưới đây.
Hoc tieng anh giao tiep không liên quan đến việc học phát âm
Bạn có thể giao tiếp mà không cần biết quá nhiều từ vựng nhưng bạn phải thành thạo với những từ vựng mà bạn biết. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo – ở bước này bạn có thể tự tin nói và thành thạo – ở mức độ mà nhiều người học mất hàng nằm để đạt được kết quả. Bạn sẽ không thấy mệt mỏi khi cố gắng sử dụng đúng từ vựng, bạn sẽ nói thật thoải mái.
Tiêu đề của phần này có thể đã đưa ra một dấu hiệu nào nảy sinh trong đầu bạn. Nhưng, điều quan trọng vẫn cản trở người học phát triển được kỹ năng nói của họ là họ không biết làm thể nào để phá bỏ được vấn đề này từng bước một. Họ không nhận ra rằng việc thành thạo và phát âm là hai vấn đề khác nhau.
Như tôi đã nói trước đó, bạn cần phải thực hiện 2 nhiệm vụ khi bạn nói:
- Trước hết, não bạn bắt đầu cố gắng kiếm tìm các từ vựng thích hợp và đặt chúng vào một trật tự nhất định
- Thứ hai, bạn phải cố gắng để kết hợp mồm, môi và lưỡi…để làm sao cho phát âm từ đó thật chuẩn
Ngay từ những âm thanh đầu tiên bạn nói, tai của bạn nghe thấy được chúng, và bạn bắt đầu luẩn quẩn “Ôi giời, tôi dường như chẳng phát âm đúng chút nào”. Vô thức, dòng suy nghĩ đó tác động ngay vào quá trình học tập đầu tiên của bạn khiến bạn lại quên đi việc lựa chọn và lọc từ vựng phù hợp. Thay vào đó, những thứ luẩn quẩn trên tác động vào quá trình thứ hai và khiến cho khẩu hình miệng của bạn chẳng có biến chuyển nhẹ nhàng hơn, mà chỉ trở nên khó khăn hơn. Và hiển nhiên, kết quả là bạn đã lựa chọn từ sai, rồi đặt chúng ở vị trí hỗn độn và phát âm sai nữa.
Để giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ bạn nên áp dụng 01 phương pháp được gọi là “cha cha cha”. Tôi gọi đó là phương pháp 03 bước. Giống như các phương pháp mà tôi đã chia sẻ với bạn ở trước, dễ để thực hiện thôi mà. Với những kỹ thuật đó, bạn sẽ phát triển kỹ năng nói của mình theo 03 bước.
Bước 1: Trôi chảy
Ở bước này, bạn sẽ chỉ cố gắng để nói sao cho trôi chảy. Quan niêm cốt lõi là bạn cần phải gạt vấn đề phát âm của bạn sang một bên. Khi bạn hoc tieng anh giao tiep, bạn đừng có quan tâm gì đến việc phát âm của mình, đơn giản chỉ nói khi cảm thấy thoải mái nhất. Bạn có thể nói bằng âm giọng tiếng mẹ đẻ mà bạn muốn, và đừng cố gắng để nhấn nhá theo tiếng anh làm gì. Tóm lại, việc bạn cần làm là tập trung vào lựa chọn từ vựng và đặt chúng theo trật tự phù hợp nhất.
Một số người vẫn băn khoăn hỏi nếu nói như vậy điều đó có ảnh hưởng tới phát âm của tôi trong tương lai không. Câu trả lời của tôi là không. Tôi đã từng áp dụng chính phương pháp này và giờ thì chia sẻ cho rất nhiều học viên đấy. Tôi chưa nhìn thấy bất cứ một tác hại nào với phát âm của tôi cả.
Bước 2: Thực hành phát âm tách biệt
Ở bước này, bạn sẽ tập trung vào việc “đánh bóng” khả năng phát âm của mình. Hiển nhiên là tôi không cần tách biệt với bước 1. Bạn có thể song song cùng thực hành 02 bước với nhau. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải tách biệt hai quá trình nào khi học, có nghĩa là sẽ học trong 02 thời điểm khác nhau, để tăng cường khả năng nói trôi chảy của bạn trước đó. Chỉ để tập trung vào phát âm và gạt vấn đề hình thành câu, bạn cần đọc to thay vì nói. Khi bạn đọc, câu bạn đọc vẫn ở đó, do vậy bạn chẳng cần phải lo lắng sẽ lựa chọn từ vựng và đặt chúng ở đâu cả. Quá trình này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc phát triển khả năng phát âm của mình. Ở chương trình, bạn sẽ nói nhiều hơn về việc phát âm giống người bản địa.
Bước 3: Đặt song hành hai bước trên
Khi bạn thực sự sẵn sàng – tất nhiên còn phù thuộc vào năng lực và khả năng đánh giá và cảm nhận của bạn sau 02 quá trình trên, sau khi hình thành được câu một cách thoải mái và tốt hơn về vấn đề phát âm. Tất nhiên, điều này về cơ bản nói dễ hơn làm. Nhưng bạn cần phải xác định rằng mình phải nỗ lực và chăm chỉ, thì bạn mới có thể đạt được kết quả nhanh chóng.
Như bạn thấy, hoc tieng anh giao tiep có vẻ như khó khăn, nhưng khi bạn bẻ nhỏ quá trình nói thành các bước thực hành đơn giản thì mọi thứ đều có thể làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét