Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nguyên tắc giúp bé phat am tieng anh chuan

Những điểm yếu khi phat am tieng anh của người Việt Nam đó là “nuốt” âm cuối, “nuốt” chữ ở những âm tiết dài, không nắm được quy tắc phat am tieng anh

Trẻ em Việt Nam hiện tại nhìn chung có thể sử dụng tiếng Anh khá tốt. Có những em nhỏ dù chưa bao giờ ra nước ngoài nhưng có thể sử dụng tiếng Anh gần như người bản ngữ. Nhưng cũng có nhiều em dù vốn từ vựng rất tốt nhưng không đủ tự tin khi giao tiếp, vì các em sợ phat am tieng anh không chuẩn.

Đọc phụ âm

Một điểm rất dễ thấy đối với người Việt Nam khi phat am tieng anh là xu hướng không phát âm rõ âm cuối. Âm cuối trong tiếng Anh cũng như dấu trong tiếng Việt, nếu không phát âm rõ sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ như từ Catch (bắt, chụp) nếu không phát âm rõ âm “ch” ở cuối sẽ thành Cat (con mèo). Hoặc như từ Guest nếu không phát âm âm “t” cuối sẽ thành Guess (suy đoán, dự đoán), nếu không phát âm cả 2 âm st ở cuối sẽ thành Get (nhận được, đạt được). 

Bạn có thể hướng dẫn bé theo phương pháp đánh vần từng âm để tạo thành từ (tương tự như tiếng Việt), vì vậy các em vừa không thể quên được âm cuối cùng, vừa có thể phat am tieng anh chuan ngay cả những từ mà mình chưa gặp bao giờ.

Có một mẹo nhỏ để cha mẹ luyện phat am tieng anh cho các bé ở nhà, đó là cha mẹ bỏ hết nguyên âm của một từ và dạy trẻ tập phát âm phụ âm. Ví dụ: Hot bỏ nguyên âm đi sẽ là H...t, bạn chỉ cần dạy bé đọc “hờ tờ” một vài lần, khi bé đọc trở lại “Hot” bạn sẽ nghe rõ bé phát âm có đủ âm cuối “t”.

Đọc chậm và đọc rõ

Một điểm nữa là khi phat am tieng anh, người Việt thường bị nuốt mất chữ đặc biệt là đối với các từ dài. Ví dụ từ differentiation (tạo sự khác biệt) nếu đọc nhanh và mất âm sẽ trở thành defension (không có nghĩa).

Để khắc phục vấn đề này lời khuyên cho các bậc phụ huynh là dạy trẻ thật chậm và rõ từng âm một trong từ đó.

Một số âm gió không có trong tiếng Việt như âm th, sh, f p, t thì các bạn có thể dạy trẻ cách phát âm như sau: âm th- đè lưỡi giữa 2 hàm răng và thổi ra. Âm sh và f, p, t khi phát âm các bạn có thể đặt tay trước miệng và cảm nhận hơi thổi ra từ miệng.

Có một điểm gây tranh cãi rất nhiều là tiếng Anh giọng Mỹ, giọng Úc hay giọng Anh là hay nhất. Thực ra điều này không quan trọng; quan trọng nhất là người sử dụng tiếng Anh có khả năng giao tiếp: nghĩa là hiểu người khác và làm cho người khác hiểu. Có bao nhiêu dân tộc trên thế giới thì có bấy nhiêu giọng nói tiếng Anh. Ngay trong nước Mỹ, Úc hay Anh thì mỗi vùng sẽ có một giọng điệu khác nhau, nên người nước ngoài sẽ không quan tâm bạn nói giọng gì mà chỉ quan tâm bạn phat am tieng anh có rõ hay không, có dễ hiểu và tự tin hay không. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên giải thích rõ ràng cho con hiểu để khi lớn lên và giao tiếp với người nước ngoài, trẻ sẽ không phải lo về accent (giọng) của mình nhé.
day tre phat am tieng anh chuan xac
Những quy tắc day tre phat am tieng anh chuan

Tiếng Anh cũng có quy tắc đọc?

Khi các bạn trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài, tôi thấy có một điểm chung là khi các bạn nói quá nhanh và một số từ người nghe không hiểu phải hỏi lại. Lúc đó, các bạn dễ trở nên mất bình tĩnh và nhiều khi phải dừng lại để đánh vần từng chữ rồi hỏi lại người đối diện xem từ này phát âm thế nào. Việc này xảy ra là do người Việt học phát âm bằng trí nhớ. Nhiều khi cùng 1 từ nhưng mỗi thầy cô giáo đọc theo cách khác nhau khiến các bạn học viên không biết đâu mới là chuẩn.

Từ trước đến giờ tất cả mọi người đều nghĩ việc phat am tieng anh là bất quy tắc và cách duy nhất để nhớ cách phát âm một từ là phải học thuộc. Điều này không đúng. Thực ra tiếng Anh có quy tắc đọc nhưng rất phức tạp đến mức đến bây giờ nó cũng không được dạy rộng rãi tại các nước nói tiếng Anh. 

Tuy vậy, điều quan trọng nhất khi phat am tieng anh là phải tự tin vào những gì mình nói. Sự tự tin này được xây dựng dựa trên cơ sở thực hành liên tục cộng với việc học tiếng Anh đúng phương pháp. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét